Vấn đề vệ sinh máy ép chậm GT-206 là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của một ly nước ép trái cây. Chính vì thế mà sau mỗi lần sử dụng bạn nên tháo lắp vệ sinh máy ép để đảm bảo giữ được chiếc máy luôn bền đẹp và quan trọng là để có một ly nước ép thơm ngon, chất lượng nhất. Hãy cùng Gertech tìm hiểu về các quy trình vệ sinh chiếc máy ép hoa quả này qua bài viết dưới đây nhé!!!
1.Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
1.1. Dụng cụ vệ sinh máy ép chậm:
- Miếng rửa bát không mài mòn
- Bàn chải vệ sinh chai lọ
- Bàn chải đánh răng nhỏ (thường được đính kèm theo bộ sản phẩm khi mua hàng)
- Thìa nhỏ (để lấy bã hoa quả)
- Vải mềm
1.2.Nguyên vật liệu vệ sinh máy ép chậm:
- Nước rửa chén
- Bột baking soda
2. Quy trình vệ sinh máy ép chậm GT-206:
Bước 1: Tắt máy khi vệ sinh máy ép chậm
Sau khi sử dụng xong bạn tiến hành tắt máy và rút dây nguồn ra khỏi ổ điện.
Bước 2: Tiến hành tháo rời máy ép chậm
- Giai đoạn 1: Tháo phần cối đựng bã trong máy ra trước. Đồng thời đổ bỏ các phần bả có chứa bên trong
- Giai đoạn 2: Tiếp tục tháo chốt an toàn ở đều 2 bên thân máy. Nhấc phần nắp lên. Dùng tiếp thìa nhựa để cà nhẹ các vết cặn bã xơ, thực phẩm bám dính trên nắp.
- Giai đoạn 3: Nhấc phễu xay, tháo phần dao xay ra ngoài thân máy.
Bước 3: Ngâm & Rửa sạch các bộ phận đã tháo
Các bộ phận sau khi đã được phân tách và tháo rời ở bước 2, thì giờ đã đến lúc vệ sinh chúng. Dùng nước ấm rửa sạch phần cặn bã trên các bộ phận. Tiếp tục ngâm tất cả bộ phận vào trong chậu nước ấm đã được pha sẵn xà phòng.
Bước 4: Chà rửa các vết bẩn bám dính trên bộ phận máy
Sau khi các bộ phận đã được ngâm trong chậu. Bạn lấy ra các bàn chải đã được chuẩn bị trước đó để chà rửa. Với các vết bẩn dính ở trên các thành mặt bên ngoài. Với các khu vực khó xử lý, có góc kẽ thì bạn chuyển qua dùng bàn chải nhỏ để có thể tiếp cận được các chỗ ấy.
Bước 5: Làm sạch dao xay & lưới lọc
Khi xử lý qua 2 bộ phận này, bạn nên cẩn thận sử dụng bàn chải nhỏ thay vì tấm bọt biển để cà rửa, vì các bộ phận này có cách góc cạnh nhỏ sắc bén, nên việc sử dụng tay trần để làm khá nguy hiểm.
Dùng bàn chải cà kĩ và các gờ cạnh đến lúc sạch hẳn. Đối với lưới lọc, nếu bạn cảm thấy khó chà rửa các vết bẩn bám dính, hãy sử dụng ít chanh cùng nước ấm. Hỗn hợp chung này khá hiệu quả khi bạn muốn giải quyết những vết cặn cứng đầu.
Bước 6: Phơi khô các bộ phận
Sau khi các vết bẩn trên bộ phận đã được đánh bật, thì giờ là lúc ta rửa sơ chúng bằng nước ấm lần cuối. Tiếp theo đó dùng khăn khô lau kĩ hoặc ta có thể phơi khô chúng bên ngoài.
Bước 7: Vệ sinh phần thân máy ép
Ngoài các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu như lưới lọc, dao-cối xay, nắp đậy, thì phần thân máy ta cũng không nên bỏ qua.
Sử dụng một chiếc khăn ẩm lau qua bên ngoài thân máy, tránh tình trạng khăn quá uớt để lau.
Bước 8: Lắp ráp các bộ phận
Sau khi các bộ phận đã khô. Bạn bắt đầu lắp lại các bộ phận để tiện cho việc sử dụng lần tiếp theo của bạn. Bạn cũng nên lưu ý cất máy vào các khu vực thoáng mát, ít bụi để máy được bảo quản lâu dài.
3.Lời kết
Vậy là qua bài viết chi tiết về cách thực hiện việc làm sạch máy ép chậm GT-206. Nếu bạn vẫn còn gặp khó trong cách vệ sinh máy ép chậm hay một số câu hỏi liên quan về dòng máy này. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua facebook: Gia dụng Gertech hoặc Thế giới gia dụng Online để biết thêm thông tin nhé!