CẨM NANG SỬ DỤNG MÁY ÉP CHẬM GERTECH GT-J203

1. Máy ép chậm là gì?

     MÁY ÉP CHẬM GT-J203

Sử dụng máy ép chậm đúng cách luôn là câu hỏi được nhiều chị em băn khoăn, bởi chi phí bỏ ra mua một máy ép trái cây tốc độ chậm không phải là nhỏ. Dưới đây là những yếu tố mà chị em cần chú ý để đảm bảo máy luôn hoạt động trơn tru, tăng tuổi thọ sử dụng máy.

 Máy Ép Chậm GT-J203 là máy ép trái cây sử dụng Hệ thống công nghệ Tốc độ Thấp (LSTS). Nó chỉ hoạt động với tốc độ 80~90RPM (vòng/1 phút) và chỉ sử dụng 150W năng lượng, thay vì tốc độ 1.000~24.000 RPM và lên đến 1.500W như máy ép ly tâm “Tốc độ Cao” thông thường. Nhưng đừng để cái tên đánh lừa bạn. Máy ép chậm thực sự ép nhanh hơn máy ép thông thường và cho bã khô hơn với năng suất cao hơn nhiều. Số vòng quay chậm đảm bảo không làm xáo trộn cấu trúc tế bào của rau quả, loại bỏ quá trình oxy hóa và chia tách. Do đó, nó bảo tồn các enzyme và chất dinh dưỡng quý giá đọng lại ở dạng tự nhiên.

 

2. Mẹo Đối Với Nguyên Liệu

KHÔNG cho các nguyên liệu sau vào máy ép trái cây:

  • Hạt cứng: Đào, quả xuân đào, mơ, mận, xoài: loại bỏ hạt cứng trước khi ép.
  • Vỏ cứng hoặc không ăn được: Dứa, dưa, xoài, cam,… : gọt vỏ các nguyên liệu trước khi ép.
  • Trái cây hoặc đá đông lạnh: Dâu, việt quất, quả mâm xôi đông lạnh,… : giã đông hoàn toàn trái cây đông lạnh trước khi ép. Không dùng đá.
  • Dầu thực vật/ động vật: Hạt mè, bơ, bơ thực vật,… : không chiết xuất các nguyên liệu chứa dầu thực vật hoặc động vật – việc này có thể làm giảm hiệu suất và thậm chí làm hỏng máy ép.
  • Khác: Dừa, mía, ngũ cốc nguyên hạt,… : không chiết xuất các nguyên liệu có quá ít hàm lượng nước.

3. Xử Lý Sự Cố

Vấn đề Giải Pháp
    Máy không có điện
  • Kiểm tra xem dây nguồn đã được cắm đúng chưa
  • Kiểm tra xem nắp đậy và cối ép có đúng vị trí không
  • Kiểm tra xem thân máy và chân đế đã được lắp đúng chưa.
  • Máy ép sẽ không hoạt động nếu các bộ phận không được lắp đúng cách.
    Lượng nước ép thấp 

  • Lượng nước ép được phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các nguyên liệu.
  • Nếu nguyên liệu không tươi, chúng sẽ giảm lượng nước ép ra.
  • Kiểm tra xem miếng nén silicon đã được chốt chặt chưa.
  • Nếu nguyên liệu có hàm lượng nước thấp, có thể ngâm bằng nước trước khi ép.
  • Nếu ép các nguyên liệu có hạt nhỏ, sau một vài lần ép, chúng có thể làm giảm tỷ lệ nước ép. Tháo rời và rửa sạch thân máy giữa các lần ép.
  • Nếu hạt bị tích tụ dưới đáy bộ lọc, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của máy ép và tỷ lệ nước ép được..

 

    Có quá nhiều bã trong nước ép 

  • Khi ép liên tục, tùy thuộc vào nguyên liệu mà nước ép có thể chứa nhiều bã nhỏ.
  • Để giảm bã nhỏ trong nước ép, phải thường xuyên vệ sinh thân máy và hút bã ra ngoài.
  • Sử dụng lưới lọc và đặt nước ép trên lưới để lọc bã không mong muốn.
  • Nếu bộ lọc và vít ép bị hỏng, cần phải thay thế chúng.
  • Tuổi thọ của mỗi bộ phận có thể thay đổi tùy theo thời gian và phương pháp sử dụng và các nguyên liệu chiết xuất.
  • Nếu có quá nhiều nguyên liệu được cho vào cùng lúc, nó có thể khiến máy ép ngừng hoạt động thường xuyên. Dẫn đến có thể cho ra nước ép còn nhiều bã. Cho nguyên liệu vào từ từ và từng đợt.

 

 

 

Tin Liên Quan