Máy ép chậm ngày nay chiếm được cảm tình của rất nhiều người tiêu dùng. Tham khảo bài viết sau để biết vì sao máy ép chậm được ưa chuộng như vậy và tại sao bạn nên mua một chiếc máy ép chậm cho gian bếp nhà mình nhé!
Nếu bạn đang cần mua một chiếc máy ép trái cây vào thời điểm này, tốt nhất, bạn nên chọn mua máy ép chậm. Bởi xét về giá thành, các loại máy ép chậm hiện nay đã có mức giá tương đối dễ chịu mà chất lượng thì lại vượt trội hơn so với máy ép nhanh truyền thống.
1. Máy ép chậm là gì?
Máy Ép Chậm là máy ép trái cây sử dụng Hệ thống công nghệ Tốc độ Thấp (LSTS). Nó chỉ hoạt động với tốc độ 80~90RPM (vòng/1 phút) và chỉ sử dụng 150W năng lượng, thay vì tốc độ 1.000~24.000 RPM và lên đến 1.500W như máy ép ly tâm “Tốc độ Cao” thông thường. Nhưng đừng để cái tên đánh lừa bạn. Máy ép chậm thực sự ép nhanh hơn máy ép thông thường và cho bã khô hơn với năng suất cao hơn nhiều. Số vòng quay chậm đảm bảo không làm xáo trộn cấu trúc tế bào của rau quả, loại bỏ quá trình oxy hóa và chia tách. Do đó, nó bảo tồn các enzyme và chất dinh dưỡng quý giá đọng lại ở dạng tự nhiên.
Máy ép chậm là một sản phẩm máy ép trái cây, được thiết kế với 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt. Chiếc máy dùng để ép rau củ, hoa quả với vận tốc khoảng 85 vòng/phút. Chiếc máy hoạt động với nguyên lý khác biệt so với máy ép thông thường. Theo đó khi hoa quả được đưa vào, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu cần ép vào lưới lọc mà gần như không tạo lực ly tâm và ma sát nào đối với hỗn hợp đang ép. Bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép được chảy ra một cách tự nhiên.
Chính vì thế, máy ép chậm (Máy ép chậm GT-J203) khi hoạt động sẽ hạn chế tối đa tiếng ồn khó chịu. Máy cũng có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài (tối đa khoảng 25 – 45 phút tùy loại).
>> Tham khảo thêm một số loại Máy Ép khác
2. Lý do nên chọn máy ép chậm thay cho máy ép trái cây thông thường
Máy ép chậm là một sản phẩm máy ép trái cây, được thiết kế với 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt. Chiếc máy dùng để ép rau củ, hoa quả với vận tốc khoảng 85 vòng/phút. Chiếc máy hoạt động với nguyên lý khác biệt so với máy ép thông thường. Theo đó khi hoa quả được đưa vào, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu cần ép vào lưới lọc mà gần như không tạo lực ly tâm và ma sát nào đối với hỗn hợp đang ép. Bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép được chảy ra một cách tự nhiên.
Chính vì thế, máy ép chậm khi hoạt động sẽ hạn chế tối đa tiếng ồn khó chịu. Máy cũng có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài (tối đa khoảng 25 – 45 phút tùy loại).
3. So sánh máy ép chậm và máy ép thường
Tiêu chí so sánh | Máy ép chậm | Máy ép thường |
Vị của nước ép | Đậm vị hơn và không bị lẫn nhiều bã. Nước không bị tách lớp và oxi hóa không có bọt | Lẫn nhiều bã nhỏ trong nước, vị nhạt hơn. Bị tách lớp nước và oxi hóa ngay khi gặp không khí, nước ép có bọt |
Loại trái cây ép được | Ép được hầu hết các loại rau củ quả, kể cả những loại rau mềm như rau má, rau cải, đậu nành đã ngâm mềm… | Chỉ ép được các loại trái cây thông thường, các loại rau, trái cây mềm như chuối, thanh long… không ép được. |
Ép trái cây đông lạnh để làm kem | Có | Không |
Lượng bã sau khi ép | Lượng bã ít hơn vì lượng nước nhiều hơn | Lượng bã nhiều hơn do có lẫn với nước |
Chất dinh dưỡng | Giữ được gấp 3-5 lần chất dinh dưỡng so với máy ép thường, bảo toàn toàn bộ enzym trong trái cây. | Chỉ ép ra nước, nhiều chất dinh dưỡng bị giữ lại ở bã. |
Lượng nước ép | Gấp 2 lần máy ép thường | Bằng ½ máy ép chậm |
Màu sắc và hiện trạng nước ép | Không bị tách nước, màu sắc đậm đà hơn, hương vị thật hơn | Dễ bị tách nước với màu sắc và hương vị thay đổi so với nguyên liệu gốc |
Tốc độ và nhiệt lượng | Quay chậm hơn rất nhiều, ít sinh nhiệt lượng nên có thể vận hành lâu hơn và hạn chế tiếng ồn, bảo toàn tối đa dưỡng chất trong nước ép thành phẩm | Quay nhanh (có thể lên tới 2.400 vòng/phút) nên tạo ra nhiều tiếng ồn, sinh ra nhiệt lượng tương đối lớn, phá hỏng chất dinh dưỡng thành phẩm |
Vệ sinh,lắp đặt | Dễ vệ sinh, khó lắp đặt | Vệ sinh tốn thời gian, dễ lắp đặt |